Các Chứng Tim Mạch, Huyết Áp, Tin tức

CÁCH GIẢM NHỊP TIM BẰNG DIỆN CHẨN DƯỠNG SINH

TÌM HIỂU CÁCH GIẢM NHỊP TIM BẰNG DIỆN CHẨN DƯỠNG SINH BÙI QUỐC CHÂU

Tim đập nhanh là tình trạng nhịp tim bị loạn nhịp, đập thình thịch nhanh bất thường trong vài giây hoặc vài phút. Trường hợp này có thể không nguy hiểm nhưng cũng có thể là dấu hiệu báo bệnh tiềm ẩn cần lưu ý. Bài viết này xin chia sẻ cùng quý vị về cách tự kiểm tra tình trạng nhịp đập của tim và tự làm giảm chứng tim đập nhanh trong những trường hợp không nghiêm trọng.

Đầu tiên ta cần biết nhịp tim tiêu chuẩn để tham khảo. Nhịp tim tiêu chuẩn sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, giới tình và thể trạng mỗi người. Thông thường ở người trưởng thành khi nghỉ ngơi, nhịp tim bình thường sẽ từ 60-100 nhịp/phút. Nếu quá 100 nhịp/phút thì được coi là tình trạng tim đập nhanh. Tuy nhiên ở các vận động viên chuyên nghiệp, người tập luyện thể thao đều đặn thì nhịp tim thường chậm hơn, có thể 40-60 nhịp/phút. Đối với trẻ nhỏ thì nhịp tim thường nhanh hơn so với người lớn.

Cách tự đo nhịp tim đơn giản tại nhà:

Cách 1: Dùng 2 ngón tay trỏ và giữa đặt nhẹ lên vị trí động mạch ở cổ: nằm ngay cạnh 2 bên vùng khí quản yết hầu.

Cách 2: Đặt 3 ngón tay tại động mạch ở cổ tay: điểm giữa xương và gân ở dưới gốc ngón tay cái.


Khi đặt tay vào và cảm thấy mạch đập thì bắt đầu bấm giờ và đếm số lượng nhịp đập trong thời gian 1 phút.
Ta có thể tham khảo bảng nhịp tim tiêu chuẩn theo từng độ tuổi:
Độ tuổi : Tiêu chuẩn nhịp tim (nhịp/phút)
Trẻ sơ sinh: 120 – 160
Trẻ từ 1 – 12 tháng tuổi : 80 – 140
Trẻ từ 1 – 2 tuổi : 80 – 130
Trẻ từ 2 – 6 tuổi : 75 – 120
Trẻ từ 7 – 12 tuổi : 75 – 100
Người lớn từ 18 tuổi trở lên : 60 – 100
Người già trên 60 tuổi : 60 – 80

Bảng giới hạn nhịp tim nhanh cho từng độ tuổi:

Độ tuổi Giới hạn nhịp tim nhanh
Trẻ sơ sinh 1 – 2 tháng > 179
Trẻ 3 – 5 tháng > 186
Trẻ 6 – 11 tháng > 169
1 – 2 tuổi > 151
3 – 4 tuổi > 137
5 – 7 tuổi > 133
8 – 11 tuổi > 130
12 – 15 tuổi > 119 15 tuổi (trưởng thành) > 100

Ngay khi biết tim đập nhanh và cảm thấy khó chịu, có thể sử dụng các cách sau để làm giảm nhịp tim bằng Diện Chẩn Dưỡng Sinh Bùi Quốc Châu.

Cách 1:
Nắm bàn tay trái lại, ngón cái để lên trên (theo hình). Theo nguyên tắc Đồng Ứng thì bàn tay trái nắm lại như vậy sẽ giống hình quả tim, khi đó ta co bóp nắm tay theo nhịp chậm rãi khoảng vài phút, sẽ làm giảm nhịp tim.

Cách 2:
Dùng đầu ngón tay giữa ấn và giữ vào vị trí điểm hõm trên bình tai bên trái khoảng 30 giây đến 1 phút. Đây là huyệt số 57 theo phương pháp Diện Chẩn Dưỡng Sinh Bùi Quốc Châu có tác dụng làm hạ nhịp tim (theo hình)

Có thể thực hiện một hoặc cả hai cách trên những khi bị tình trạng tim đập nhanh. Nếu sau khi làm cảm thấy thoải mái dễ chịu, bớt hồi hộp thì kết quả tốt. Còn nếu vẫn thấy tình trạng kéo dài, kèm theo các cảm giác sau:
• Người khó thở hoặc thở hụt hơi, phải rướn người lên mới thở được.
• Có cảm giác lo lắng, bồn chồn, hồi hộp.
• Cảm nhận rõ tim đập mạnh, thình thịch trong ngực, cổ, họng và lồng ngực bị rung lên.
• Lỗi nhịp, bỏ nhịp, có cảm giác hẫng.
• Đau đầu, đau thắt ngực.
• Chóng mặt, choáng ngất.
Thì nên thăm khám và điều trị sớm nhất để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Tìm hiểu tác dụng các dụng cụ khác https://dungcudienchanbqc.vn/cua-hang/ Địa chỉ cung cấp dụng cụ chính hãng: Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu; số 1 Ngõ 95 Giăng Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội Website: hoiquandienchabqc.com Liên hệ: 098 911 6485 https://www.facebook.com/dungcudienchanbqcvn
4.5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *