Tin tức

NHỮNG ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO

NHỮNG ĐIỀU TÂM NIỆM CỦA MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO

I. ĐƯỜNG HƯỚNG VIỆT Y ĐẠO

(chữ Đạo ở đây không có nghĩa là ‘tôn giáo’ mà có nghĩa là ‘con đường’ dẫn đến Chân – Thiện – Mỹ, hoàn thiện con người về mặt thể xác lẫn tinh thần):

– Khai thác tiềm năng con người và thiên nhiên trong việc phục vụ sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, mở mang trí tuệ, nâng cao tâm hồn.Giúp con người hướng đến Chân – Thiện – Mỹ. – – Thực hiện Ngũ tu (5 tu): Tu mạng, Tu tánh, Tu tâm, Tu phước, Tu huệ (Tu: sửa đổi, cải thiện).
– Đem những cái mình đã thủ đắc, tu tập được phục vụ xã hội, đất nước (tổ quốc Việt Nam) và nhân loại.

MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO

II.22 MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO CẦN GHI NHỚ VÀ ÁP DỤNG

ĐỜI
5 CHỮ VÀNG
1. Tuỳ
2. Biến
3. Đúng
4. Đủ
5. Đẹp
5 CHỮ BẠC
1. Nhanh
2. Nhất
3. Nhiều
4. Mới
5. Lạ

ĐẠO
12 CHỮ NGỌC
1. Vừa phải
2. Thoải mái
3. Tự nhiên
4. Linh động
5. Sáng tạo
6. Vô úy
7. Bất cưỡng
8. Bất cầu
9. Nhân hậu
10. Vị tha
11. Quảng đại
12. Bao Dung

MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO

III. NGUYÊN TẮC CHĂM SÓC SỨC KHỎE THEO DƯỠNG SINH DIỆN CHẨN

Để đạt hiệu quả cao trên lâm sàng cần chú ý:

1. Phối hợp cục bộ với ở xa (Phản chiếu). Ví dụ: tại chỗ đau và vùng phản chiếu của nó.

2. Phối hợp tay và dụng cụ

3. Phối hợp đơn vị và toàn thể (tác động tại điểm – vùng đang đau và những vùng có liên hệ trong hệ thống của nó). Ví dụ: tác động điểm đau nơi đầu cơ + tác động suốt bó cơ thay vì chỉ tác động nơi đầu cơ hoặc tác động suốt dây thần kinh (hay kinh lạc) thay vì chỉ tác động một đoạn. Chú ý tác động nhiều ở những nơi quan trọng như đại huyệt hay đám rối thần kinh (nhưng cũng cần phải lưu ý đến nguyên tác sinh huyệt trong khi tác động).

4. Tác động vào hệ đang bị trục trặc. Thường là hệ phản chiếu nhưng nếu hệ kinh lạc hay hệ Zakharin hoặc hệ xương cốt, hệ bạch huyết bị xáo trộn hay tổn thương thì phải tác động vào chính hệ đó mới có kết quả cao.

5. Tùy nguyên nhân bị bệnh mà điều chỉnh theo nguyên nhân đó. Ví dụ: bệnh do ăn uống sai lầm thì phải điều chỉnh lại cách ăn uống. Bệnh do sinh hoạt thì điều chỉnh lại cách sinh hoạt. Bệnh do thiếu vận động thì phải cho vận động … (Thập nguyên – Thập giải).

MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO CẦN LƯU Ý ĐẾN

a. Chiều (hướng) tác động bằng cây lăn, cây cào. Vì mỗi chiều tác động đều cho hiệu quả khác nhau:
– Lăn (cào) từ bên dưới cơ thể lên phía trên đầu: đưa khí lên -> Dương
– Lăn (cào) từ phía trên đầu xuống chân: đưa khí xuống  ->  Âm
– Lăn (cào) từ mang tai vô giữa mặt: đưa khí vô – làm co lại  ->  Dương
– Lăn (cào) từ mũi ra mép tai: đưa khí ra – làm duỗi ra  ->  Âm
– Lăn (cào) từ phải sang trái  ->  Âm
– Lăn (cào) từ trái sang phải  ->  Dương
– Lăn (cào) từ trong ra ngoài  ->  Âm
– Lăn (cào) từ ngoài vào trong  ->  Dương

Ví dụ: Từ vai ra bàn tay: Âm.
Từ bàn tay vô vai: Dương
Nếu lăn tới lăn lui là quân bình, tức là không âm không dương.
Lưu ý: lăn ít (thời gian) và nhẹ (cường độ) thì có tác dụng làm thư giãn. Lăn nhiều thì có tác dụng điều trị.

b. Trong mỗi buổi điều trị, tác động 3 lần cách quãng (cụ thể là mỗi huyệt hay mỗi vùng sẽ được tác động lặp lại 3 lần cách khoảng nhau chứ không phải liên tục) sẽ cho hiệu quả cao hơn là tác động 1 lần. Mỗi huyệt tác động độ 30 giây (day, ấn, rung, gõ, vạch).

MÔN SINH VIỆT Y ĐẠO

Trên thực tế cách làm đạt hiệu quả cao gồm:

– Phối hợp tác động tại chỗ đang đau, đang có bệnh với vùng phản chiếu của nó (ở MẶT, LOA TAI, BÀN CHÂN, BÀN TAY, LƯNG…). Tác động vào vùng phản chiếu trước (hay sau) tác động tại chỗ là TÙY trường hợp. Vì có người (bệnh) hợp với tác động phản chiếu hơn là tác động tại chỗ hoặc ngược lại. (Trên thực tế phải để ý xem bệnh nhân hợp với cách tác động nào để đạt hiệu quả cao trên lâm sàng).

– Day ấn bằng que dò hoặc để nhẹ ngón tay lên huyệt, khi nào có cảm giác dẫn truyền đến nơi đang đau (đắc khí) thì kết quả sẽ rất cao và bảo đảm. Nếu không có hiện tượng này thì không có kết quả cao và không bảo đảm hiệu quả lâu bền. (Đây là cách chữa bằng Âm Dương khí công phối hợp với các huyệt của Diện Chẩn).

– Liều lượng quyết định hiệu quả cho nên phải tác động đủ liều (không thiếu mà cũng không quá liều). Ví dụ: nếu ngày chữa một lần không giảm bệnh thì phải chữa 3 lần mới có hiệu quả (nhưng cũng cần nên nhớ đừng nên tác động quá liều sẽ có hại).

– Không nên tác động hoài một chỗ (hoặc huyệt) vì cơ thể sẽ thích nghi (luật thích nghi) và không còn tác dụng nữa cho nên phải thay đổi chỗ (hoặc huyệt) khi thấy bắt đầu kém hiệu quả so với lúc đầu. Ví dụ: viêm họng không nên tác động hoài ở vùng trước dái tai mà phải biết thay đổi chỗ như tác động ở vùng cổ tay, cổ chân chẳng hạn (tất cả đều tương ứng với cổ họng). Nói tóm lại là phải biết luân phiên thay đổi vùng tác động thì mới đạt hiệu quả cao và tránh khỏi tình trạng huyệt bị trơ đi.

GS. TSKH BÙI QUỐC CHÂU

GS.TSKH Bùi Quốc Châu – 1/7/1995

Tìm hiểu tác dụng các dụng cụ khác https://dungcudienchanbqc.vn/cua-hang/ Địa chỉ cung cấp dụng cụ chính hãng: Hội Quán Diện Chẩn Bùi Quốc Châu; số 1 Ngõ 95 Giăng Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội Website: hoiquandienchabqc.com Liên hệ: 098 911 6485 https://www.facebook.com/dungcudienchanbqcvn
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *